Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ triển khai đề tài nghiên cứu nhân giống san hô bằng phương pháp mới
Hệ sinh thái (HST) rạn san hô (RSH) được coi là HST đặc thù của các vùng biển nhiệt đới, nó có giá trị rất quan trọng về đa dạng sinh học. Đây là nơi sinh cư, cung cấp nguồn ăn cho các loài động, thực vật biển và là điều kiện duy trì, phát triển nguồn lợi sinh vật biển. Với sự thu hút đa dạng các nhóm loài sinh vật biển cư trú và sinh sống, rạn san hô được coi là HST có năng suất bậc nhất trên thế giới. Giá trị, lợi ích của hệ sinh thái này là: Cung cấp vật chất và năng lượng cho thủy vực, tạo nơi cư trú cho thế giới sinh vật biển, cung cấp nguồn lợi thủy sinh có giá trị cao, cung cấp nơi sinh sản và ương giống của thủy sinh vật, bảo vệ bờ biển và tạo cảnh quan kỳ thú cho du lịch và giải trí. Vì vậy, Hệ sinh thái RSH có mối quan hệ và tầm ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch... đối với mỗi quốc gia, địa phương và cộng đồng dân cư ven biển.
Hệ sinh thái (HST) rạn san hô (RSH) được coi là HST đặc thù của các vùng biển nhiệt đới, nó có giá trị rất quan trọng về đa dạng sinh học. Đây là nơi sinh cư, cung cấp nguồn ăn cho các loài động, thực vật biển và là điều kiện duy trì, phát triển nguồn lợi sinh vật biển. Với sự thu hút đa dạng các nhóm loài sinh vật biển cư trú và sinh sống, rạn san hô được coi là HST có năng suất bậc nhất trên thế giới. Giá trị, lợi ích của hệ sinh thái này là: Cung cấp vật chất và năng lượng cho thủy vực, tạo nơi cư trú cho thế giới sinh vật biển, cung cấp nguồn lợi thủy sinh có giá trị cao, cung cấp nơi sinh sản và ương giống của thủy sinh vật, bảo vệ bờ biển và tạo cảnh quan kỳ thú cho du lịch và giải trí. Vì vậy, Hệ sinh thái RSH có mối quan hệ và tầm ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch... đối với mỗi quốc gia, địa phương và cộng đồng dân cư ven biển.
Để bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái, các loài thủy sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trong đó có hệ sinh thái RSH với vai trò quan trọng bậc nhất, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2630/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về việc thành lập Khu bảo tồn biển (KBTB) Bạch Long Vĩ.
Nhằm phục hồi lại hệ sinh thái rạn san hô đạt hiệu quả cao, duy trì lâu dài, cần triển khai một số giải pháp kỹ thuật quan trọng để tái tạo, phát triển RSH như: Nghiên cứu kỹ thuật nhân trồng san hô; triển khai trồng phục hồi,..
Từ các vấn đề trên, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ đã được UBND thành phố giao thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống san hô trên bể và thử nghiệm trồng san hô tái tạo, phục hồi hệ sinh thái rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ“. Với các nội dung sau:
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống san hô trên bể và thử nghiệm trồng san hô tái tạo, phục hồi hệ sinh thái rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ.
2. Mã số: ĐT.TS.2019.829
3. Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ - thành phố Hải Phòng
4. Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Lương Hữu Toàn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ.
5. Mục tiêu khoa học: Xây dựng quy trình nhân giống san hô trên bể và thử nghiệm trồng san hô tái tạo, phục hồi hệ sinh thái rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ.
6. Nội dung và quy mô nghiên cứu:
6.1. Tổng quan tài liệu và những vấn đề lý thuyết có liên quan.
6.2. Nghiên cứu, khảo sát đánh giá hiện trạng:
- Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng rạn san hô và lựa chọn một số loài san hô phục vụ công tác phục hồi.
- Nghiên cứu, khảo sát lựa chọn khu vực cần phục hồi san hô, đặc điểm rạn san hô và nguồn lợi rạn san hô trước phục hồi.
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trường khu vực biển cần phục hồi san hô.
6.3. Nội dung nghiên cứu chuyên môn:
- Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống san hô trên bể; Quy mô: sản xuất 1.000 tập đoàn san hô giống ở kích cỡ 1,5-3,5cm (± 0,5cm)
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị nhân lực và dự thảo quy trình nhân giống san hô trong môi trường nhân tạo.
+ Nghiên cứu kỹ thuật khai thác, vận chuyển san hô tự nhiên và thuần dưỡng trong điều kiện nhận tạo.
+ Nghiên cứu kỹ thuật tách mảnh san hô giống phục vụ ương nuôi.
+ Nghiên cứu thiết kế giá thể phục vụ ương nuôi san hô giống nhân tạo.
+ Nghiên cứu thử nghiệm một số loại keo kết dính, cố định san hô giống với giá thể.
+ Nghiên cứu lựa chọn một số yếu tố môi trường, thức ăn trong bể sản xuất giống nhân tạo.
+ Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu (tỷ lệ sống, tỷ lệ bám giá thể, sinh trưởng của san hô).
+ Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách và nhân giống san hô trên bể.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng phục hồi san hô ngoài môi trường tự nhiên từ nguồn giống sản xuất nhân tạo; Quy mô: 5.000m2
+ Chuẩn bị trang thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực triển khai thực địa.
+ Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống san hô nhân tạo trong môi trường tự nhiên.
+ Nghiên cứu hoàn thiện và đề xuất quy trình trồng phục hồi san hô ngoài môi trường tự nhiên từ nguồn giống sản xuất nhân tạo.
7. Thời gian thực hiện: từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2021.
8. Sản phẩm khoa học và công nghệ:
+ Quy trình sản xuất giống nhân tạo san hô cứng trên bể tại Bạch Long Vỹ; tỷ lệ sống đạt 70%, đạt kích cỡ 1,5-3,5cm (± 0,5cm).
+ Quy trình trồng phục hồi san hô cứng ngoài môi trường tự nhiên từ nguồn giống sản xuất nhân tạo; tỷ lệ sống đạt >70%.
9. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách Khoa học - Công nghệ thành phố cấp và các nguồn tự có.
Đề tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo tồn biển tại Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ; giúp phục hồi và phát triển các rạn san hô tại khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ; góp phần quan trọng trong việc nâng cao đa dạng sinh học tại vùng biển quanh đảo, giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản quanh đảo, bổ sung nguồn lợi thủy sản cho ngư trường Bạch Long Vĩ.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát đánh giá hiện trạng và lựa chọn vị trí phục hồi san hô
Nghiên cứu thí nghiệm nhân giống san hô