image banner
 
Thủ tục chứng thực
  • Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài

    Việc công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ chỉ được thực hiện từ bản chính; bản sao có thể là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh bằng vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính.

  • Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước

    Cá nhân yêu cầu công chứng, chứng thực chữ ký của mình trong giấy tờ phục vụ cho các giao dịch phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ và ký trước mặt người thực hiện công chứng, chứng thực. Sau khi xác định người đó đúng với giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ giao dịch và yêu cầu không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì thực hiện việc công chứng, chứng thực chữ ký của người đó.

  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địa hạt; Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng

    Hợp đồng có thể được soạn thảo sẵn hoặc do người thực hiện chứng thực soạn theo yêu cầu của đương sự. Người yêu cầu chứng thực ghi Phiếu yêu cầu chứng thực theo mẫu quy định, xuất trình giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ cần thiết để thực hiện việc chứng thực.

  • Chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền

    Bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân khi thực hiện giao dịch. Việc uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.

  • Chứng thực di chúc

    Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực, thì việc chứng thực di chúc được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc. Đối với việc lập di chúc mà tính mạng bị cái chết đe doạ, thì không nhất thiết phải xuất trình giấy tờ theo quy định tại mục 3.1

  • Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản

    Những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người, thì họ có quyền yêu cầu chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, khi không có tranh chấp. Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể nhường toàn bộ quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác

  • Chứng thực văn bản khai nhận di sản

    Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật của người để lại di sản có quyền yêu cầu chứng thực văn bản khai nhận di sản.Những người yêu cầu chứng thực phải xuất trình di chúc và giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0