image banner
 
Cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư, tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo
Bạch Long Vĩ mời gọi các nhà đầu tư đến với huyện đảo QuaQua hơn 14 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng thành phố Hải phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mặc dù phải khắc phục rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Trung ương và Thành phố, Đảng bộ, quân và dân huyện đảo đã đoàn kết phấn đấu, tranh thủ thời cơ, lợi thế, huy động mọi nguồn lực có thể, xây dựng phát triển Bạch Long Vĩ từng bước trở thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở Vịnh Bắc bộ, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu hậu cần cho các phương tiện khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc bộ.

Cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư, tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo

 

 Bạch Long Vĩ mời gọi các nhà đầu tư
đến với huyện đảo


Qua hơn 14 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng thành phố Hải phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mặc dù phải khắc phục rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Trung ương và Thành phố, Đảng bộ, quân và dân huyện đảo đã đoàn kết phấn đấu, tranh thủ thời cơ, lợi thế, huy động mọi nguồn lực có thể, xây dựng phát triển Bạch Long Vĩ từng bước trở thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở Vịnh Bắc bộ, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu hậu cần cho các phương tiện khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc bộ.
    
Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; khả năng đáp ứng nhu cầu về hậu cần nghề cá cho các tàu vươn khơi còn thấp, ước mới đạt trên 30%. Để tạo bước đột phá mới nhằm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/BCT của Bộ chính trị, chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về tăng cường thu hút đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Đề án tăng cường các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ở huyện Bạch Long Vĩ. Đề án đã được Kỳ họp thứ 8 Hội đồng nhân dân huyện khóa III thông qua.

Để cán bộ, nhân dân, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm được chủ trương thu hút đầu tư của huyện đảo, Ban Biên tập website Bạch Long Vĩ xin trân trọng giới thiệu một số nội dung chính của Đề án.

 

DỰ BÁO NHU CẦU, MỤC TIÊU CƠ BẢN, PHÁT TRIỂN

 DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ  ĐẾN NĂM 2015.

1- Dự báo tiềm năng ngư trường

Ngư trường Bạch Long Vĩ rộng 1.500 hải lý vuông, có sản lượng khai thác cao, chủng loại phong phú, phân bổ tương đối đều quanh năm nhưng tập trung cao điểm từ tháng 5 năm trước đến tháng 2 năm sau, thường xuyên có từ 200 - 300 tàu (1,500 - 2.00 người), vào chính vụ có từ 700 - 800 tàu (5.000 - 6.000 người) khai thác thủy sản hoạt động; có 40 - 50 tàu, chính vụ có từ 80 - 100 tàu thu mua, bao tiêu sản phẩm; năm 2005 có 21.000 lượt; năm 2006 có 16.500 lượt; 6 tháng đầu năm 2007 có 9.150 lượt chiếc tàu thuyền vào âu cảng; bình quân có 150.000 lượt ngư dân vào đảo một năm. Dự kiến giai đoạn 2010 - 2015 số tàu thuyền hoạt động trên ngư trường tăng, lượng tàu thuyền ra vào đảo từ 25.000 - 30.000 lượt chiếc/năm, số ngư dân vào đảo từ 175.000 - 200.000 lượt người/năm.

2- Dự báo một số nhu cầu hậu cần nghề cá thiết yếu

- Nhu cầu nước ngọt:

+ Cung cấp cho tàu thuyền: Từ nay đến 2010, bình quân 150 m3/ngày; giai đoạn 2010 - 2015 bình quân 200m3/ngày;

+ Cung cấp phục vụ sinh hoạt cho quân, dân trên đảo: Từ nay đến năm 2010, bình quân 150m3/ngày; 2010 - 2015 là 300 - 400 m3/ngày;

+ Sản xuất đá: Từ nay đến 2010, bình quân 150m3/ngày; 2010 - 2015 là 300 - 400 m3/ngày.

Như vậy, tổng nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ từ nay đến 2010 bình quân 500m3/ngày; giai đoạn 2010 - 2015 bình quân 900m3/ngày.

- Nhu cầu đá cây:

+ Từ nay đến 2010, bình quân 4.00m3/tháng; chính vụ 8.000 - 10.000 m3/tháng;

+ Từ 2010 - 2015, bình quân 5.000 m3/tháng; chính vụ 12.000 m3/tháng.

- Nhu cầu xăng, dầu: Hiện nay dầu tiêu thụ cho số tàu hoạt động trên ngư trường từ 600 - 700 m3/tháng, vào chính vụ từ 1.000 - 1.200 m3/tháng. Từ nay đến 2010 bình quân tiêu thụ 8.000 m3/năm; từ 2010 - 2015 bình quân 10.000 - 12.000 m3/năm.

- Nhu cầu về hàng vật tư tiêu dùng, lương thực, thực phẩm: Từ 10- 15 tỷ đồng/năm hiện nay đến 2010, sẽ tăng lên từ 20 - 30 tỷ đồng giai đoạn 2010 - 2015.

- Nhu cầu về dịch vụ tránh trú bão, sữa chữa cơ khí, cứu nạn: Hiện nay nhu cầu này rất lớn do việc di chuyển về đất liền chi phí cao, mất thời cơ khai thác và nguy hiểm trên đường đi. Bình quân mỗi năm Bạch Long Vĩ có từ 3 - 5 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng trực tiếp, số tàu thuyền có nhu cầu tránh trú bão tại chỗ ước khoảng 200 lượt chiếc/năm. Giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 300 lượt chiếc/năm.

- Nhu cầu về bao tiêu sản phẩm khai thác: Đây là một nhu cầu lớn, phục vụ cho ngư dân đánh bắt dài ngày trên biển. Hiện nay có khoảng 40 - 50 tàu của các tỉnh thường xuyên làm công việc thu mua hải sản (chính vụ trên 80 - 100 chiếc), với sản lượng thu mua bình quân 50.000 - 70.000 tấn/năm. Do không có kho lạnh bảo quản trên đảo, các tàu này phải thu gom, chuyển tải làm tăng chi phí và giảm sút chất lượng sản phẩm. Cần có kho lạnh để sơ chế khoảng 10.000 - 15.000 tấn/năm vào 2010 và 15.000 tấn/năm vào 2015.

- Nhu cầu về điện cho sinh hoạt và sản xuất: Khi dân số tăng, lượng tàu ra vào nhiều, các cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến, du lịch phát triển thì nhu cầu điện đến năm 2010 là 5.000 KW; năm 2015 khoảng 10.000 KW.

- Nhu cầu về lưu thông tiền tệ: Là một nhu cầu về thiết yếu không chỉ đối với ngư dân, các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ nghề cá ở  Bạch Long Vĩ. Với sản lượng khai thác trên ngư trường từ 70.000 - 80.000 tấn/năm đi kèm là một khối lượng rất lớn các dịch vụ khác, lượng tiền cần lưu chuyển lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Những năm trước, Bưu điện huyện đã làm dịch vụ chuyển tiền cho ngư dân các tỉnh xa với số lượng 12 tỷ/năm. Từ 2006, do nhiều nguyên nhân, dịch vụ này không hoạt động.

- Nhu cầu về nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thông tin liên lạc cũng cần được đáp ứng ngày một cao hơn.

3- Mục tiêu cơ bản:

Xây dựng huyện đảo phát triển toàn diện, bền vững sớm trở thành trung tâm chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển bắc Bộ. Đây là mục tiêu cơ bản bao trùm cả giai đoạn từ nay đến năm 2020, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 3 đã đề ra một số chỉ tiêu quan trọng: Phấn đấu đạt cơ cấu nhóm ngành dịch vụ (chủ yếu dịch vụ hậu cần nghề cá) trong tổng GDP năm 2010: 75%; 2015: 82%. Đáp ứng nhu cầu về hậu cần nghề cá đến năm 2010 là 60%; năm 2015 là 90%. Bao tiêu sản phẩm thủy sản đến năm 2010 là 50%, năm 2015 là 80%. Đến năm 2015 Bạch Long Vĩ trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trên vịnh Bắc Bộ.

4- Một số mục tiêu cụ thể:

TT

Nội dung dịch vụ

ĐVT

Giai đoạn

2007 - 2010

Giai đoạn

2010 - 2015

1

Thu hút tàu thuyền vào đảo

Lượt chiếc

22.000 - 25.000

25.000 - 30.000

2

Nước ngọt

m3/ngày

500

900

3

Nước đá

m3/ngày

200

300

4

Xăng, dầu

m3/năm

6.000 - 7.000

10.000 - 12.000

5

Vật tư, tiêu dùng

Tỷ đồng/năm

10 - 15

15 - 20

6

Bao tiêu sản phẩm

Tấn/năm

10.000 - 15.000

15.000 -20.000

7

Sữa chữa cơ khí

Chiếc

30 - 50

50 - 80

8

Tránh trú bão

Lượt chiếc

100 - 200

200 - 400

9

Cung cấp điện

Ngàn KW

5

10

          5- Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

          a- Thuận lợi:

          Bạch Long Vĩ nằm giữa ngư trường Vịnh Bắc Bộ, nơi có sản lượng cá lớn, có hàng ngàn lượt tàu thuyền của ngư dân từ các tỉnh từ Khánh Hòa trở ra phía Bắc hàng ngày khai thác cá ở ngư này, có nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá.

          Được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu: Cảng và khu neo đậu tàu, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, Hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc. Sau gần 14 năm xây dựng và phát triển huyện đảo đã có cơ sở hạ tầng cơ sở xã hội tương đối đồng bộ, đời sống nhân dân ổn định và không ngừng được cải thiện, nâng lên về mọi mặt.

          Bạch Long Vĩ được xác định là vùng đặc biệt khó khăn, nên có nhiều cơ chế chính sách ưu tiên khuyến khích đối với các dự án đầu tư ra đảo. Bộ chính trị đã xác định xây dựng Bạch Long Vĩ 'sớm trở thành trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ' (tại Nghị quyết số 32/NQ-TW), là định hướng hết sức quan trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có quyết định phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2010 và 2020, trong đó xác định dịch vụ hậu cần nghề cá là ngành kinh tế trọng tâm của huyện.

           Hệ thống chính trị ở huyện qua 14 năm xây dựng đến nay tương đối đồng bộ; nội bộ đoàn kết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có kinh nghiệm và quyết tâm cao trong thu hút đầu tư phát triển, tích cực cùng các nhà đầu tư giải quyết các thủ tục đầu tư.

b- Khó khăn, trở ngại cho thu hút đầu tư

Do diện tích phần nổi của đảo chỉ có khoảng 2,5 km2, khí hậu khắc nghiệt: nắng nhiều, mưa ít, không có rừng, suối, hồ trên đảo. Mặt khác quỹ đất cho phát triển kinh tế hạn chế, việc bố trí mặt bằng cho các dự án sử dụng diện tích lớn, có tác động ảnh hưởng môi trường gặp rất nhiều khó khăn. 

 Đảo xa, điều kiện đi lại rất khó khăn, chưa có tuyến tàu khách Hải Phòng - Bạch Long Vĩ. Việc đi lại của cán bộ và nhân dân phụ thuộc vào thời tiết do phương tiện chở khách duy nhất hiện nay là tàu cao tốc Bạch Long của Tổng đội thanh niên xung phong chỉ hoạt động được trong điều kiện thời tiết tốt, sóng, gió cấp 5 trở xuống.

Khó khăn do tổ chức bộ máy: Đến nay UBND huyện còn thiếu nhiều phòng ban, chuyên môn ở một số lĩnh vực, năng lực của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế do thiếu môi trường rèn luyện, do kiêm nhiệm nhiều việc nên chuyên môn không sâu.

Khó khăn trong công tác quy hoạch: Quy hoạch tổng thể mới được UBND Thành phố phê duyệt. Do điều kiện diện tích nhỏ, quỹ đất hạn hẹp nên việc xây dựng Quy hoạch chi tiết tuy đã được sở Xây dựng triển khai từ 2006 nhưng đến nay còn nhiều vướng mắc, đặc biệt trong việc phân định rõ diện tích đất dùng cho quốc phòng - an ninh. Các Quy hoạch sử dụng đất và Hồ sơ địa chính để quản lý đất đai chưa đựơc lập. Hệ thống văn bản pháp luật về biển và huyện đảo chưa đồng bộ và thiếu cụ thể.

Ngoài ra còn phải kể đến các cơ sở điện, nước tuy đã có nhiều cố gắng, song đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn; chưa có chi nhánh ngân hàng, kho bạc, điện - thư chuyển tiềnnnn

NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ

1- Công tác quy hoạch:

Công tác quy hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị trong đó có thu hút đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Nắm vững Quyết định 379/1994/QĐ-TTg ngày 27/7/1994 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng huyện đảo và Đề án Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tháng 8/2005 về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2010 và 2020. Uỷ ban nhân dân huyện quan hệ chặt chẽ với sở xây dựng và các sở ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thông qua và công bố quy hoạch chi tiết phát triển huyện đảo Bạch Long Vĩ đến năm 2010 và 2020, Tích cực đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố quan tâm chỉ đạo và thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân Xác định rõ những khu vực dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng, còn lại cho phép và khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế sản xuất, kinh doanh' hoàn thành trước năm 2009.

  Sớm xây dựng Quy hoạch sử dụng đất và Hồ sơ địa chính để quản lý và khai thác đất đai tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy hoạch chung cần phải được tiến hành thực hiện quản lý tốt quy hoạch theo quy định của nhà nước, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, quy định phù hợp với huyện đảo nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

2- Xây dựng cơ chế, chính sách:

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2054/QĐ - UBND ngày 15/9/2006 và Quyết định số 1364/QĐ - UBND ngày 22/6/2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng hướng dẫn cách tính giá cho thuê đất, giá đất ở  Bạch Long Vĩ, tạo điều kiện đưa đất đai vào khai thác phục vụ các dự án đầu tư đúng về Quy trình giao đất, cho thuê đất phục vụ sản xuất kinh doanh trong năm 2007.

Nghiên cứu Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư xác định Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư  và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư. Chủ động làm việc với UBND Thành phố cùng các sở, ngành tiến hành khảo sát, đánh giá cụ thể hơn về môi trường đầu tư ở Bạch Long Vĩ hiện nay để ban hành những cơ chế ưu đãi cho địa phương như  về thuế, tín dụng, đất đai... cho các  nhà đầu tư.

3-  Xây dựng môi trường đầu tư:  

Phát huy nếp sống văn hoá, phong cách ứng xử hiếu khách chân thành của người miềm biển đảo. Thường xuyên giáo dục tinh thần yêu nước, gắn bó với huyện đảo tiền tiêu của tổ quốc; sự lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của Bạch Long Vĩ; tạo sự thu hút các nhà đầu tư từ thực tiễn tiếp xúc với nhân dân và các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp ở đảo.

Tích cực đề nghị với Uỷ ban nhân dân thành phố mở tuyến tàu khách Hải Phòng - Bạch Long Vĩ tạo điều kiện cho hoạt động giao thương giữa đất liền với hải đảo; đề nghị Bộ thủy sản sớm thực hiện dự án bảo tồn biển trước 2010; xúc tiến mở tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà - Bạch Long Vĩ...

Nâng cao chất lượng các dịch vụ điện, nước, nhiên liệu; có kế hoạch điều phối, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, ưu tiên các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ lớn. Ra sức đề nghị trung ương, thành phố tập trung tháo gỡ bố trí vốn cho dự án thăm dò nước ngầm ở độ sâu trên 100m, đầu tư sửa chữa trạm điện gió-điêzen trong 2 năm 2008 - 2009 để đưa vào khai thác sử dụng; Mở rộng hệ thống giao thông trên đảo; xây dựng cảng phía Tây - Bắc; xây dựng sân bay cánh cứng; đóng tàu có công suất và sức chở lớn phục vụ đi lại giữa đảo và đất liền.

Làm việc với các sở, ngành và đề nghị Trung ương, Thành phố quan tâm thành lập được chi nhánh Kho bạc nhà nước, chi nhánh ngân hàng hoặc quỹ tín dụng, dịch vụ Internet, điện thư chuyển tiền để thúc đẩy lưu thông tiền tệ với các vùng miền cho các nhà đầu tư yên tâm ở Bạch Long Vĩ.

 Thực hiện cải cách thủ tục hành chính  trong lĩnh vực cấp phép và quản lý đầu tư, và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có tác phong, thái độ công tâm, cởi mở, chu đáo tạo điều kiện cho chủ đầu tư rút ngắn quá trình chuẩn bị đầu tư để các chủ dự án, các nhà đầu tư sớm đến và yên tâm làm ăn lâu dài.

4- Tích cực khai thác, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư:

Mời gọi và tạo mọi điều kiện khơi nguồn vốn tư nhân xây dựng một số cơ sở dịch vụ cơ khí, cung cấp nhu yếu phẩm theo chương trình của huyện thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ chính trị. Xác định đây là nguồn vốn đầu tư thường xuyên để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống nhân dân, năng lực doanh nghiệp tập trung vào một số  dự án chính sau:

Từ nay đến 2010 xây dựng mới 01 xưởng sản xuất nước đá công suất 100tấn/ngày và nâng lên 200 tấn/ngày vào 2015 để tổng công suất đạt 300 tấn/ngày.

Mở rộng xưởng sửa chữa tàu thuyền hiện có để có khả năng sửa chữa lớn tàu thuyền có công suất đến 250 CV.

Xây dựng một bãi tránh trú bão cho tàu thuyền với sức chứa 100 - 200 lượt chiếc và có chỗ ăn nghỉ cho ngư dân.

Mở rộng và xây mới 01 khu kho chứa dầu để đạt khả năng cung cấp 6.000m3 - 7.000 m3/năm.

Xây dựng 01 trại nuôi và giết mổ gia súc gia cầm có khả năng cung cấp 300tấn - 350 tấn thịt/năm.

Ngoài ra kêu gọi đầu tư  vào các lĩnh vực dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, tránh trú bão cho ngư dân, khoanh nuôi hải sản quý hiếm và chế biến sản phẩm hàng hóa đặc trưng.

5. Tổ chức bộ máy làm công tác đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực:

Tập trung hoàn thiện bộ máy nói chung và bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Về nhân lực cho các doanh nghiệp: Có định hướng lao động do các doanh nghiệp tuyển dụng là chính, khuyến khích, hỗ trợ con, em nhân dân định cư trên đảo học nghề, nhất là các nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương như cơ khí, điện, điện lạnh, phục vụ du lịch... Phấn đấu đến năm 2015 có 70% lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo. Với các lao động từ nơi khác tới làm ăn, sinh sống trên đảo, lao động trong các doanh nghiệp tạo điều kiện trong thủ tục tạm trú, ăn ở, đi lại để họ yên tâm làm ăn lâu dài tại đảo.

 6. Công tác tuyên truyền, mời gọi đầu tư

Tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, mời gọi đầu tư qua các phương tiện truyền thông của trung ương, địa phương và nhân dân thông qua băng hình, sách, báo, các chương trình của đài phát thanh, truyền hình Hải Phòng, truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Tham gia các hội chợ triển lãm của Thành phố và các tỉnh bạn. Nghiên cứu tổ chức thành lập các hội hiệp, câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp hoạt động ở vùng biển đảo Bạch Long Vĩ; tạo sức mạnh hợp tác, cạnh tranh trong đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

7. Kiểm tra, giám sát  và quản lý đầu tư:

 Tăng cường thu hút đầu tư phải thực hiện đúng pháp luật của nhà nước và quy định của huyện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư suốt quá trình từ chuẩn bị, thực hiện và hoạt động sản xuất - kinh doanh- dịch vụ.

Kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức và những tổ chức, cá nhân gây phiền hà, cản trở hoạt động đầu tư vào địa bàn huyện đảo.

TIN MỚI NHẤT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0